Sẹo là gì ?

Sự hình thành sẹo là một phần tự nhiên trong quá trình liền da. Sẹo xuất hiện khi da khôi phục các vết thương do tai nạn, phẫu thuật hay bệnh tật gây ra. Da bị tổn thương càng nặng, thời gian lành vết thương càng lâu và sẹo để lại càng lớn.Tuổi tác, nơi sống và các nhân tố di truyền tác động đến cách hình thành sẹo. Làn da của người trẻ tuổi thường nhạy cảm nên khi lành dễ để lại vết sẹo lớn, dày. Đầu tiên, vết sẹo xuất hiện đỏ và dày, và sau đó mờ dần với thời gian.


Sẹo được hình thành thế nào?

Quá trình hồi phục vết thương da được diễn ra qua 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo (sửa chữa) tổ chức. Cả ba giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng. Bất kỳ rối loạn nào xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình liền sẹo đều ảnh hưởng đến diễn biến bình thường cũng như chất lượng của sẹo.Một tổ chức sẹo được cho là bình thường khi vùng sẹo bằng phẳng ngang bề mặt da lành xung quanh, có màu trắng hồng, hơi bóng, mềm mại, không co kéo da xung quanh, không có bất kỳ triệu chứng nào tại chỗ. Các loại sẹo còn lại có hình thể, cấu trúc, đặc tính khác với sẹo bình thường đều là các loại sẹo bất thường, các loại sẹo này thường rất được quan tâm do những ảnh hưởng mang tính thẩm mỹ và đôi khi ảnh hưởng cả đến chức năng của vùng da bị sẹo.

Điều trị sẹo


Da trong giai đoạn hồi phục sau chấn thương, phỏng, phẫu thuật…sẽ hình thành sẹo. Một khi sẹo đã hình thành, gần như sẽ duy trì mãi đến suốt đời. Sẹo đã hình thành, không thể nào xóa bỏ hoàn toàn, tuy nhiên có thể cải thiện tình trạng sẹo bằng các công nghệ chỉnh hình sẹo.Công nghệ chỉnh hình sẹo nhằm làm thu nhỏ, thay đổi hình dạng, kích thước sẹo, nâng lên những chỗ sẹo lõm, làm thấp xuống những chỗ sẹo lồi…để làm giảm tối đa ảnh hưởng của sẹo đối với thẩm mỹ cơ thể, nhất là thẩm mỹ vùng mặt.



Do mỗi trường hợp hình thành sẹo đều khác nhau, nên nhất thiết khách cần gặp bác sĩ để xem xét và có biện pháp cụ thể đối với từng trường hợp một.

Đối với trường hợp bị tai nạn rách da, nhất là da vùng mặt, tốt nhất là nên đến bác sĩ ngay sau khi vừa xảy ra tai nạn để có thể phẫu thuật thẩm mỹ, thu hẹp tối đa kích thước sẹo sau này.

Đối với sẹo rỗ, có thể dùng công nghệ siêu mài da (microdermabrasion) để mài mòn dần lớp da gồ ghề, sần sùi bên trên.

Đối với sẹo lõm, ngoài vấn đề cấy ghép mỡ bên dưới sẹo, có thể sử dụng các chất filler như Restylane, Teosyal, Radiesse… làm đầy nhanh các chổ sẹo lõm…

Tia Laser hiện cũng đang được ứng dụng để chiếu kích thích tăng sinh collagen làm đầy dần các sẹo lõm hoặc phân hủy các vi mạch máu… làm cải thiện dần các sẹo lồi…

Bài viết khác cùng Box :