Bò húc Red Bull là nước uống tăng lực có ga khá được nhiều người yêu thích để uống giải khát nhất là khi đang bị nóng nực, mệt mỏi. Mẹ sau sinh uống bò húc được không?
Xem thêm: thời điểm giảm cân sau sinh an toàn cho mẹ
Thành phần dinh dưỡng của nước bò húc
Trong 1 lon bò húc với dung tích 250ml sẽ chứa các chất như: Caffeine, đường, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, taurine, hương liệu trái cây hỗn hợp. Cụ thể:
50 – 80 mg caffeine,
27g đường
20mg vitamin B3
5mg vitamin B5
3mg vitamin B6
1000mg taurine
Một số hương liệu trái cây tổng hợp.
Khi uống bò húc, người dùng sẽ cảm thấy sảng khoái, phấn chấn, khỏe khoắn và hết cảm giác lờ đờ mệt mỏi. Chính vì vậy mà thức uống này được khá nhiều người lao động chọn lựa hoặc các bạn học sinh uống để tỉnh táo khi học bài.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Uống bò húc khi đang cho con bú được không?
Các bác sĩ sản phụ khoa khuyên rằng, phụ nữ sau sinh và cho con bú nên tránh xa các loại thức uống có ga, nước tăng lực, trong đó có cả bò húc. Đây là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé. Bởi vậy các mẹ không nên uống bò húc trong thời gian đầu cho con bú.
Trường hợp quá thèm, mẹ có thể uống vài ngụm nhỏ nhưng không nên uống quá nhiều và thường xuyên. Bởi mẹ sau sinh cho con bú nhiều bò húc có thể gây nên những hậu quả như sau:
Tăng huyết áp và nhịp tim: Hàm lượng caffeine trong bò húc khá cao nên việc tiêu thụ một lượng lớn bò húc có thể làm tăng đáng kể huyết áp và nhịp tim trong thời gian ngắn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống từ 1 đến 2 lon bò húc hàng ngày có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 26% so với người bình thường. Mẹ sau sinh cho con bú lạm dụng bò húc có thể gây béo phì, thừa cân…
Gây hại cho thận: Việc tiêu thụ bò húc quá nhiều có thể làm tăng áp lực hoạt động lên thận và làm giảm chức năng của cơ quan này.
Dư thừa caffeine: Tiêu thụ quá nhiều caffeine từ bò húc có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc caffein như buồn nôn, ảo giác, nhịp tim đập nhanh. Bé sơ sinh bú mẹ có thể gây khó chịu, cáu gắt, khó ngủ, bỏ bú.
Làm hỏng men răng: Trong bò húc chứa axit, vì vậy khi tiêu thụ quá nhiều có thể làm hỏng lớp men răng, dẫn đến tình trạng răng ố vàng và sâu răng.
Xem thêm: sắt và canxi chela có tốt không
Các loại thực phẩm mẹ không nên ăn khi cho con bú
Phụ nữ đang cho con bú cần đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống bởi thực phẩm mẹ ăn ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và chất lượng sữa. Sau đây là các loại thực phẩm cần tránh khi đang cho con bú mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Rượu bia: Rượu bia là thức uống hàng đầu mà mẹ cho con bú nên tránh tuyệt đối. Người mẹ uống rượu trong thời gian cho con bú có thể gây ra các vấn đề cho trẻ như chậm phát triển kỹ năng vận động tâm lý, thói quen ngủ và cũng như chậm phát triển nhận thức khi trẻ lớn lên.
Đồ uống có ga: Đồ uống có ga chứa nhiều đường nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh khi cho con bú. Mẹ nên tránh uống nước ngọt, nước trái cây đóng gói và nước có hương vị.
Thực phẩm cay nóng: Mẹ cho cho con bú nên tránh ăn thức ăn cay bởi nó có thể khiến con bạn bị đau bụng, tiêu chảy từng cơn và quấy khóc.
Hải sản chứa nhiều thủy ngân: Thủy ngân xuất hiện trong sữa mẹ nếu các mẹ ăn cá và các thực phẩm có chứa lượng thủy ngân cao. Hàm lượng thủy ngân cao trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ sơ sinh.
Đồ ăn nhanh: Thức ăn nhanh cũng là thực phẩm mà phụ nữ cho con bú cần tránh. Những thực phẩm chiên, rán sẵn, hamburger… đều không tốt với sức khỏe người lớn và trẻ nhỏ.
Thực phẩm gây mất sữa: Măng, mùi tây, lá lốt và bạc hà nếu ăn với lượng lớn có thể làm hạn chế sản xuất sữa mẹ.
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn khoa học, tránh các thực phẩm gây mất sữa, mẹ sau sinh cho con bú còn cần chú ý bổ sung sắt và các thành phần tạo máu cho cơ thể. Bởi mẹ bị hao hụt lượng máu lớn sau quá trình vượt cạn. Sản phụ cần kết hợp ăn các thực phẩm giàu sắt và uống sắt và canxi sau sinh như thế nào để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trong giai đoạn này!
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề cho con bú uống bò húc được không. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có được câu trả lời cho thắc mắc của mình cũng như có được những thông tin hữu ích. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!
Bài viết khác cùng Box :
- Phòng khám nam khoa Tân Bình 495 Cộng Hòa
- Bí Quyết Chọn Sữa Tăng Cân Hiệu Quả Cho Bé 3...
- Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận: Uy Tín - Tận...
- Vitamin B2 là gì? Tác Dụng Của Vitamin B2 Và...
- Các mẹ ơi - Vết mổ sau sinh bị hở phải làm...
- Các bài tập thể thao có lợi ích gì cho cơ...
- Bà đẻ nên ăn gì bổ máu? 7 loại thực phẩm mẹ...
- Tiêm Môi Tây? Dáng Môi Gợi Cảm
- Lựa Chọn Tốt Nhất Cho Hệ Miễn Dịch Trẻ Nhỏ:...
- Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình uy tín chất...
- Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận - Điểm Đến Tin...
- Coenzyme Q10 Nên Dùng Bao Nhiêu Mỗi Ngày?
- Các mẹ ơi - Sau sinh vết mổ bị đau nhức phải...
- Bà đẻ nên ăn rau gì vừa tốt cho mẹ, vừa lợi...
- Bị Đau Dây Thần Kinh Tọa Ăn Gì Thì Tốt? Bí...
- Phân Biệt Nám Và Tàn Nhang
- Key hot gia công kem nám xu hướng bùng nổ...
- Đánh Giá Chất Lượng Tại Phòng Khám Đa Khoa...
- Trồng răng implant có vĩnh viễn? Khám phá...
- Sứ lava của nước nào? Tìm hiểu nguồn gốc và...