Khá nhiều bà con mới nuôi thường gặp khó khăn với việc gây màu nước cho ao của mình. Họ dùng nhiều sản phẩm nhưng vẫn không lên màu và bắt đầu đổ tại vì sản phẩm chất lượng kém, nhưng thực tế vấn đề là do ao tôm họ đang bị trong. Hiện tượng ao tôm nước trong là một dấu hiệu thường gặp trong quá trình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi tôm. Khi nói đến "nước trong" trong ao tôm, điều này thường chỉ đến tình trạng nước trong ao có độ trong suốt cao, ít hoặc không có màu, và thiếu vắng sinh vật phù du - những sinh vật nhỏ bé mà tôm thường dùng làm thức ăn. Sau đây các bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân do đâu và tác hại của việc này là gì ở bài viết dưới
Xem bài viết chi tiết tại: https://vftgroup.vn/kien-thuc-chi-ti...om-nuoc-trong/
Nguyên nhân khiến nước ao tôm bị trong
Do ao nuôi nghèo dinh dưỡng không giữ được màu nước
+ Thời tiết: trời âm u hay mưa nhiều làm nước bị mất màu.
+ Nước quá đục và bẩn do nhiều chất thải, hàm lượng chất hữu cơ, lơ lửng nhiều ngăn cản sự quang hợp của tảo có lợi trong ao nuôi.
+ Ao nuôi có ốc, động vật 2 mảnh, rong rêu, trùng bánh xe, chân chèo,.. cũng là nguyên nhân gây mất tảo dẫn đến nước trong.
+ Sử dụng thuốc, hóa chất sát trùng có độ an toàn thấp (Formol, Chlorine, BKC,…) sẽ làm mất màu nước và gây lại tảo rất khó khăn.
+ Ao nuôi thiếu muối dinh dưỡng (N, P, K…) và khoáng chất do quá trình gây màu chưa tốt.
+ Thiếu CO2 vào ban ngày và thiếu oxy vào ban đêm.
+ Thay nước đột ngột, liên tục làm mật độ tảo giảm dẫn đến mất màu nước.
+ Bón vôi CaO, CaCO3 quá liều làm sụp tảo hay thường xuyên đánh vôi vào ban đêm gây mất tảo.
+ Cắt tảo độc bằng hóa chất diệt tảo, không chỉ diệt tảo độc mà diệt luôn tảo có lợi dẫn đến sụp tảo. Nên kiểm soát tảo bằng chế phẩm sinh học thay vì dùng hóa chất.
+ Sử dụng đồng sulfat quá liều và thương xuyên để cắt tảo có thể khiến cho nước bị nhiễm kim loại nặng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tảo khuê.
Xem thêm bài viết xử lý nước đục ao tôm: https://vftgroup.vn/kien-thuc-chi-ti...-trong-ao-tom/
Cách xử lý ao tôm nước trong
Để xử lý tình trạng này đầu tiên bà con phải dùng các bộ kit để test nồng độ các chất diệt khuẩn hiện có trong ao nuôi. Sau khi có được liều lượng bà con tiến hành cấp nước mới vào ao vừa đủ với liều lượng chất diệt khuẩn còn dư vừa dùng hết. Kế đến bà con bắt đầu sử dụng vi sinh gây màu nước, tuyệt đối không dùng các phương pháp như ủ cám gạo hay phân hữu cơ để gây màu. Vì cám gạo và phân hưu cơ không có chứa tể bào tảo, nhưng trong chai vi sinh bio active có chứa 1 vài tế bào tảo khuê, khi đánh xuống ao thì tế bào tảo khuê bắt đầu sinh sôi nảy nở.
Quy trình gây tảo nuôi tôm nên được tiến hành từ đầu vụ nuôi, trước khi thả tôm. Bà con thực hiện như sau: Nguồn nước được xử lý 3 ngày thì đánh vi sinh Bio Active để gây tảo, khi ao lên tảo khuê thì 3 ngày sau bà con tiến hành thả giống.
Liều lượng: 1 lít/10.000m3 nước, đánh định kỳ 5-7 ngày/lần (tháng đầu thả giống) và 3-5 ngày/lần (từ tháng thứ 2 trở đi). Bà con chỉ cần pha ra nước ao rồi tạt trực tiếp xuống ao, không cần ngâm ủ hay sục khí, rất tiết kiệm thời gian và công sức.
Theo dõi trang web VFT để có những kiến thức nuôi tôm khác
https://vftgroup.vn/
Bài viết khác cùng Box :
- Có nên tặng hoa vào lần hẹn hò đầu tiên?...
- Tại sao cần làm nhà màng PE để trồng dưa...
- Tại Sao Nên Sử Dụng Lưới Chắn Côn Trùng Cho...
- Lợi ích của việc sử dụng lưới che nắng cho...
- Cách làm khung ảnh bằng dây thừng
- Cải Thiện Độ Bền của Hầm Biogas: Bí Quyết...
- Cẩm Nang Xây Dựng Nhà Ở Phú Nhuận: Tất Tần...
- Chia sẻ kiến thức về cách nuôi tảo khuê...
- Tạo màu nước cho ao nuôi thú cưng không lên...
- Ao nuôi bị bọt nhiều là do đâu gây ra
- Để cây trồng phát triển tốt thì độ ẩm đất...
- NHÀ LƯỚI VIỆT chuyên cung cấp lưới chắn côn...
- 5 tiêu chí lựa chọn chuông gió phong thủy
- Cần bán cây sanh giá 100 triệu (thương...
- Giá bán hạt giống sâm bố chính , cách trồng...
- Những Vườn Hoa Ban Công Khiến Bạn Phải Thốt...
- Túi bọc ổi - bạn của nhà nông
- Bưởi cảnh chưng Tết - Thú chơi cây cảnh...
- Hoa Lan Anh Vũ - Chuyên cung cấp sỉ sll các...
- Thi công tiểu cảnh cầu thang