Mụn là một trong những vấn đề về da thường gặp nhất. Da mụn không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hướng rất lớn đến đời sống sinh hoạt. Nhắc đến mụn thì có rất nhiều loại mụn khác nhau như mụn đầu đen ở mũi, mụn mủ mụn bọc và mỗi loại sẽ có cách điều trị riêng để đem lại hiệu quả tốt nhất. Bạn cần phân biệt được các loại mụn để có hướng điều trị đúng và kịp thời.


Mụn là vấn đề về da chị em nào cũng mắc phải


1. Phân biệt các loại mụn không viêm
Mụn đầu đen
Khái niệm: Mụn đầu đen là loại mụn trứng cá không viêm, chúng có dạng những nốt mụn đen ở trên bề mặt da, nhân mụn hở. Khi nhân nhô lên sẽ tiếp xúc với oxi bên ngoài, sau một thời gian sẽ bị oxi hóa và chuyển màu đen.
Đặc điểm nhận dạng: Da xuất hiện những lỗ li ti màu đen như đầu đinh ghim, nhân hở, có thể quan sát bằng mắt thường. Có kích thước từ 1-2mm và thường xuất hiện với số lượng khá nhiều
Vị trí thường xuất hiện: Mụn đầu đen thường xuất hiện nhiều ở vùng mặt như mũi, trán, 2 bên má và một số vùng khác trên cơ thể như vai, lưng.
Nguyên nhân: Mụn đầu đen hình thành do bã nhờn và tế bào chết tích tụ bên trong lỗ chân lông. Lúc này, lỗ chân lông sẽ mở rộng và đẩy nhân mụn hở ra ngoài.
>>>> Xem thêm: Quy trình chăm sóc da thường
Mụn đầu trắng
Khái niệm: Mụn đầu trắng hay còn được gọi là mụn cám, là một trong những loại mụn trứng cá thường gặp. Loại mụn này nằm ẩn dưới da, lỗ chân lông khép kín.
Đặc điểm: Mụn mau trắng có kích thước nhỏ (1-2mm). Nhô khỏi bề mặt da khiến da dần sùi hoặc cũng có thể ẩn sâu dưới lớp biểu bì. Mụn cám không gây đau nhức.

Vị trí thường xuất hiện: Mụn đầu trắng xuất hiện phổ biến ở các vùng trên da mặt như má, mũi, trán,...

Nguyên nhân: Do sự tích tụ của bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn, làm bít tắc lỗ chân lông. Lỗ chân lông đóng nên hỗn hợp này sẽ ẩn dưới bề mặt da và đội da lên. Hỗn hợp tích tụ được da bao bọc, không bị oxi hóa nên mụn có đầu trắng.

Mụn ẩn:

Mụn ẩn có xu hướng lan rộng nếu không điều trị đúng cách

Khái niệm: Mụn ẩn là mụn nằm ẩn dưới da nên khó nhận thấy bằng mắt thường. Mụn ẩn cũng là một dạng của mụn trứng cá, không gây đau nhưng khiến làn da trở nên sần sùi, thô ráp.
Đặc điểm: Mụn ẩn dưới da, không gây viêm sưng, nhỏ và mọc thành đám, có xu hướng lan rộng, sờ vào có cảm giác sần sùi
Vị trí: Mụn ẩn thường thấy ở trán, 2 bên má, quai hàm và quanh miệng.
Nguyên nhân: Rối loại nội tiết tố, lỗ chân lông, lạm dụng mỹ phẩm...
2. Phân biệt các loại mụn viêm
Mụn bọc
Khái niệm: Mụn bọc là mụn chứa mủ màu trắng hoặc vàng và máu, gây viêm sưng, cứng và đau nhức. Mụn nằm ẩn sâu bên trong da, có thể gây ra cho vùng da nhiều biến chứng sau mụn, thường gặp nhất là sẹo lõm. Mụn là kết quả khi da bị viêm nhiễm, kết hợp với bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn khiến nang lông bị kích ứng.
Đặc điểm: Mụn lớn, có chứa máu và mủ. Thường đỏ viêm, mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm ẩn sâu dưới da. Giai đoạn đầu mụn cứng và khó vỡ, về sau sẽ dễ vỡ. Mụn bọc sẽ đem lại cảm giác đau nhức
Ví trí thường gặp: Vùng má và trán, mũi
Nguyên nhân: Tắc nghẽn lỗ chân lông, thay đổi hormone và chế độ ăn uống không hợp lý...
>>>> Xem thêm: chăm sóc da mặt sau sinh

Mụn nhọt
Khái niệm: Mụn nhọt là một tình trạng nhiễm trùng da. Mụn hình thành dưới da với các nốt mụn sưng, đau, có mủ.
Cách nhận biết: Mụn nhỏ sưng đỏ, kích thước tăng dần, vùng da quanh mụn có màu đỏ bên trong có mủ, đầu muạn màu trắng và có thể tự vỡ và chảy dịch
Vị trí thường xuất hiện: Mụn nhọt có thế xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như vùng da mặt và những vùng da khác như nách, cổ, mông, đùi,…
Nguyên nhân: Một số nguyên nhân như: bít tắc lỗ chân lông, viêm nang lông, dày sừng nang lông
Mụn đầu đinh

Mụn đầu đinh mang lại cảm giác đau tấy, viêm sưng

Khái niệm: Mụn đầu đinh hay còn có tên gọi khác là mụn đinh râu, đây là loại mụn có ngòi mủ. Lúc mới hình thành, mụn gây sưng đỏ ở gốc sợi râu, có cảm giác đau nhức. Nếu không chăm sóc da đúng cách mụn sẽ sưng to và có mủ vàng xuất hiện trên đỉnh mụn. Nặng hơn, mụn có thể gây sưng phù mặt, sốt cao.
Đặc điểm: Là một loại mụn độc, nguy hiểm. Mụn mới xuất hiện sẽ đi kèm những vết sưng, sau có mủ và ngòi đen như đầu đinh. Mụn sưng đỏ, đau tấy và có cảm giác nóng. Người bị mụn nặng có thể dễ đến sốt cao, mệt mỏi
Vị trí thường xuất hiện: quanh môi, mũi,...
Nguyên nhân: Da bị nhiễm trùng, có thể do nặn mụn trứng cá sai cách, từ vết xước trên da khi cạo râu,…
3. Cách điều trị các loại mụn trên mặt
Sau khi đã phân biệt được các loại mụn phổ biến thường gặp trên mặt, vậy làm thế nào để điều trị các nốt mụn khó ưa này?
Tẩy trang, vệ sinh da kỹ:

Thường xuyên vệ sinh da bằng cách tẩy trang mỗi ngày, kể cả khi bạn không ra ngoài hoặc không trang điểm. Sau tẩy trang, nên sử dụng thêm sữa rửa mặt để da được sạch sâu từ bên trong, loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trên da. Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp, cung cấp đủ độ ẩm cho da. Một vài chị em nhầm tưởng răng rửa măt càng nhiều và lâu da sẽ càng sạch sâu, tuy nhiên điều này sẽ làm mất cân bằng độ ẩm khiến da mặt nổi mụn nhiều hơn. Chỉ nên rửa mặt 2 lần/ ngày

Sử dụng mỹ phẩm phù hợp

Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp để ngăn ngừa mụn tấn công


Lựa chọn, sử dụng mỹ phẩm phù hợp là cách để ngăn mụn quay trở lại. Đối với da mụn thì nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, chất lượng, thành phần lành tính chuyên trị mụn (như tràm trà, bí đao, rau má, diếp cá). Có khả năng thẩm thấu nhanh, không gây nặng, bí da mặt, dễ có nguy cơ kích ứng.
Ngoài da, phải sử dụng kem chống nắng phù hợp để bảo vệ da và hạn chế ra đường trong khu giờ 10h-16h hàng ngày để tránh tiếp xúc với tia UV độc hại

Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da dạng kem, dạng gel được áp dụng trong điều trị các loại mụn, hạn chế viêm nhiễm, ngăn ngừa mụn tái phát. Thuốc bôi trị mụn thường có một hoặc một số thành phần như Retinol, Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid, Azelaic Acid,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và điều trị hiệu quả, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ da liễu khi lựa chọn thuốc.


Áp dụng các liệu pháp công nghệ cao
Laser: Ánh sáng laser có khả năng tác động sâu vào bên trong da, tiêu diệt ổ vi khuẩn gây mụn, giảm viêm sưng, điều tiết tuyến bã nhờn. Nhờ đó, mụn sẽ được loại bỏ, không để lại sẹo, ngăn ngừa tái phát.
Peel da hóa học: Peel da sử dụng hợp chất hóa học để tác động lên da, giúp làm sạch da, loại bỏ hoàn toàn dầu thừa, bụi bẩn, tế bào chết, thúc đẩy mụn khô cồi và đẩy lên bề mặt da. Công nghệ Peel da còn kích thích tái tạo tế bào da mới, loại bỏ lớp da cũ, giúp da sáng mịn và sạch mụn.
Ngoài những cách trên bạn có thể tham khảo phương pháp làm đẹp với Exosome để da luôn căng bóng, mịn màng. Giúp lấy lại sự tự tin và trẻ hóa làn da của mình.


Bài viết khác cùng Box :