Sau sinh mổ, chuyện ăn gì, kiêng gì luôn là nỗi bận tâm của các chị em. Liệu đẻ mổ có được ăn tôm không? Sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Sau sinh bao lâu thì an uống bình thường? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Giá trị dinh dưỡng của tôm
Tôm là loại thực phẩm chứa nguồn Protein và Canxi, đạm cực phong phú. Chính vì vậy, sau khi sinh mẹ ăn tôm có thể nạp được một nguồn năng lượng rất dồi dào. Ngoài ra, ăn tôm thường xuyên còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể như:
- Tôm rất giàu canxi, 100g tôm tươi có chứa 200mg canxi giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, thoái hóa xương, viêm khớp,…
- Tôm là nguồn cung cấp protein dồi dào, trong 100g tôm tươi có chứa 18.4g protein tinh khiết, hầu như không chứa chất béo, lactose và carbs, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Có chứa vitamin B12 có tác dụng tăng cường sản xuất tế bào hồng cầu, kích thích quá trình chuyển hóa, tổng hợp protein và nucleotic.
- Giàu DHA và các axit béo lành mạnh thuộc nhóm omega 3 giúp tăng cường sức khỏe trí não và võng mạc mắt, cải thiện tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, mang lại làn da căng mịn cho chị em phụ nữ.
- Tôm có chứa selen có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển và đào thải kim loại nựng ra ngoài cơ thể.
>>Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm?
Thông thường sản phụ sinh mổ có thể ăn uống bình thường trở lại sau sinh khoảng 3 – 5 ngày. Tôm là thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh bú mẹ như canxi, protein lành mạnh, axit béo, vitamin B12, axit folic, phốt pho,… nhưng lại không chứa cholesterol và chất béo không lành mạnh.
Đặc biệt, tôm là một trong số không nhiều thực phẩm có chứa vitamin B12, một loại vitamin rất quan trọng với sức khỏe, tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Đồng thời còn giúp sản phụ ổn định hoạt động của não bộ và hệ thần kinh, ngăn ngừa chứng teo não, mất trí nhớ và giảm sút trí tuệ.
Vitamin B12 còn có thể giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, xốp xương. Kết quả nghiên cứu ở 2.500 người trưởng thành đã cho thấy những người thiếu vitamin B12 có mất độ xương thấp hơn bình thường, có tỉ lệ loãng xương, thoái hóa xương cao.
Thường xuyên ăn tôm kết hợp uống thuốc sắt và canxi cho mẹ sau sinh (thành phần viên sắt cho mẹ sau sinh có chứa vitamin B12) giúp mẹ sau sinh ngăn ngừa thiếu máu hậu sản, nâng cao sức khỏe xương khớp. Sắt và canxi có thể ức chế, cản trở hấp thụ lẫn nhau, sản phụ cũng cần tìm hiểu mẹ sau sinh uống sắt và canxi như thế nào để không bị cản trở hấp thụ.
Mỗi ngày ăn 100g tôm sẽ giúp mẹ sau sinh mổ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng chất lượng và số lượng sữa mẹ. Nhờ đó trẻ sơ sinh bú mẹ cũng có điều kiện phát triển thể chất và trí tuệ tốt hơn. Đồng thời còn giúp sản phụ ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm, thoái hóa điểm vàng.
Quan niệm dân gian cho rằng mẹ sau sinh mổ ăn tôm có thể gây sẹo lồi, bị lạnh bụng hay đau bụng còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, không có bất kỳ một nghiêm cứu khoa học nào chứng minh được tính đúng đắn của quan điểm này. Ngược lại các chuyên gia dinh dưỡng dã nghiên cứu và chỉ ra ăn tôm tốt cho sức khỏe mẹ sau sinh mổ, cung cấp được nhiều dưỡng chất an toàn, lành mạnh với thể trạng mẹ sau sinh.
Lưu ý khi mẹ sau sinh mổ ăn tôm
Tôm là thực phẩm khá đặc biệt khi chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng lại có tính hàn cao. Vì vậy, để ăn tôm an toàn cho sức khỏe, mẹ cần chú ý một số điều sau đây:
- Mỗi ngày mẹ sau sinh không nên ăn quá 100g tôm để tránh bị khó tiêu, dư thừa dưỡng chất gây chướng bụng, đầy hơi.
- Mẹ sau sinh chỉ nên ăn tôm tươi, ngon, không nên ăn tôm đông lạnh, tôm đã được sơ chế để được đảm bảo VSATTP, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc tôm.
- Mẹ cho con bú ăn tôm cần theo dõi phản ứng của trẻ sau đó. Nếu thấy con có dấu hiệu bị dị ứng cần ngừng ăn tôm ngay lập tức để tránh tình trạng bé bị dị ứng dẫn tới sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng.
- Những người có tiền sử bị dị ứng tôm cũng không được ăn tôm sau sinh mổ.
- Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, chỉ ăn tôm đã được nấu chín kỹ, không ăn các món gỏi sử dụng thịt tôm sống có thể chứa vi sinh vật gây bệnh.
- Ăn tôm luộc, hấp thì sẽ giữ được nhiều dưỡng chất hơn. Khi luộc, hấp nên thêm vào một chút gừng hoặc gia vị có tính ấm để cân bằng món ăn.
>>Xem thêm: cách uống sắt canxi DHA cho bà bầu sau sinh
Trên đây là những thông tin về mẹ sau khi sinh mổ bao lâu thì ăn tôm được. Hy vọng những thông tin này hữu ích đến bạn, đặc biệt là các bà mẹ sau sinh mổ.
Bài viết khác cùng Box :
- Nguyên nhân hình thành nám là câu hỏi được...
- Danh Sách Phòng Khám Nam Khoa Uy Tín Tại...
- Thời điểm nào trong ngày tiêm Lantus...
- Răng sứ có bị ố vàng không? Bí quyết giữ màu...
- Tìm hiểu nguồn gốc răng sứ Cercon từ đâu?
- Phòng khám Hoàn Cầu luôn đặt sức khỏe của...
- Mặt Lệch Có Thể Khắc Phục Bằng Niềng Răng?...
- Cải tiến vượt bậc dịch vụ y tế tại phòng...
- Các mẹ ơi - Sau sinh mổ bao lâu thì uống...
- Căng thẳng mãn tính: Nguyên nhân, Tác hại và...
- Băng huyết sau sinh và các biến chứng nguy...
- Mất Ngủ Ở Người Già: Nguyên Nhân, Hệ Lụy và...
- Khô mực xé tẩm vị đậm đà dai ngon 300g
- 7 bước để Làm cơm cháy chà bông giòn rụm...
- Giới Thiệu Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận -...
- Nám Tay và Biện Pháp Phòng Tránh
- Trải nghiệm tại phòng khám đa khoa Hoàn Cầu,...
- Các mẹ ơi - Sau sinh bao lâu thì được chơi...
- Gợi ý 10 phòng khám đa khoa quận 5 đáng tin...
- Cẩm nang món ăn mềm cho người niềng răng