Việt Nam đang định hướng tập trung cải tiến, đổi mới thiết bị công nghệ nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Cùng với yêu cầu hội nhập thì yêu cầu về nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, các công trình công nghiệp ngày càng tăng và cấp thiết.
Ứng dụng và phát triển công nghệ cao vào thực tế đời sống và sản xuất là con đường tối ưu để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa, nhanh chóng thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong các ứng dụng công nghệ cao, kiểm tra không phá hủy mẫu là một ứng dụng thiết thực và có tầm quan trọng nhất định trong các quá trình sản xuất công nghiệp.
Một ứng dụng công nghệ kiểm tra không phá hủy mẫu phương pháp : máy chụp phóng xạ mối hàn, máy siêu âm mối hàn , chụp ảnh bức xạ công nghiệp thường được áp dụng cho các sản phẩm như vật rèn, đúc, hàn, là phương pháp phát hiện tin cậy nhất các bất liên tục thể tích nằm trong vật liệu kiểm tra trong công nghiệp (nồi hơi, đường ống áp lực, kết cấu mối hàn..), được áp dụng ở hầu hết các giai đoạn sản xuất khác nhau từ vật liệu phôi ban đầu đến các quá trình thi công, kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng cũng như kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng khi sản phẩm đã đem vào sử dụng.
Ngày nay, phương pháp kiểm tra không phá hủy mẫu đã được ứng dụng khá rộng rãi trên thế giới và ngày càng chứng tỏ được vai trò của chúng trong các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam và đem lại những hiệu quả kinh tế kỹ thuật đã được xã hội thừa nhận nhưng trong thực tế, vì nhiều lý do, việc áp dụng các phương pháp này vẫn đang ở mức độ hết sức hạn chế.
Xuất phát từ thực tế đó, luận văn này đi vào nghiên cứu thực nghiệm công nghệ kiểm tra không phá hủy mẫu với đối tượng nghiên cứu chính là phương pháp chụp ảnh bức xạ công nghiệp với máy phát tia X công nghiệp “RIGAKU-200EGM” tại Trung tâm Đào tạo – Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt để kiểm tra và giải đoán khuyết tật hàn của một số vật liệu kim loại thép có cấu hình khác nhau: dạng tấm phẳng, dạng ống tròn và dạng chữ T. Để từ đó có thể mở rộng ra nghiên cứu nhiều hơn về công nghệ kiểm tra không hủy mẫu và đem vào ứng dụng nhiều hơn trong thực tế.
Trên cơ sở của những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về khóa luận: “ Kiểm tra và giải đoán khuyết tật cảu một số vật liệu kim loại trong sản phẩm công nghiệp bằng phương pháp chụp ảnh phóng xạ tia X”
Bằng các phương pháp thu thập và tham khảo các tài liệu liên quan. Khóa luận đã:
1. Về lý thuyết, đưa ra một số đặc trưng của bức xạ và quá trình phát bức xạ của tia X và tia Gamma, những nguyên lý cơ bản của phương pháp kiểm tra bằng chụp ảnh phóng xạ.
Vận dụng những lý thuyết đã tìm hiểu được lựa chọn ra các đặc trưng cơ bản, các thiết bị - dụng cụ, loại phim sử dụng, đánh giá chất lượng ảnh, phương pháp xác định liều chiếu. Đưa ra một số kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ dành cho mối hàn đối tiếp, mối hàn chi vi ống, mối hàn chữ T.
Nhận biết được một số loại mối hàn và một số loại khuyết tật ở bên trong kim loại mối hàn.
Đưa ra một số tiêu chuẩn đánh giá kết quả của kiểm tra không phá hủy, tiêu chuẩn chấp nhận cho kết cấu mối hàn, các khuyết tật mối hàn.
Trình bày chi tiết các bước xử lý phim sau khi đã chụp và quá trình tráng rửa phim theo đúng quy trình. Đây là bước quan trọng vì phim sau khi rửa đạt chất lượng tốt thì kết quả giải đoán mới chính xác.
2. Về thực nghiệm, đã ứng dụng được phương pháp chụp ảnh phóng xạ tia X đê kiểm tra và giải đoán chất lượng của hai mối hàn đối tiếp: T202, TL10; hai mối hàn ống tròn là P60.4, P13.4; hai mối hàn chữ T là T10.10 và T11.10 trên hệ máy phát tia X “ RIGAKU-200EGM” và hệ tráng rửa phim của hãng Fuji.
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực nghiệm, tôi đã thu thập và tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích, đặc biệt là về phương pháp chụp ảnh phóng xạ. Trong quá trình thực nghiệm cũng còn xảy ra nhiều vấn đề sai sót nhưng đều đã khắc phục được.
Riêng về máy phát tia X “ RIGAKU-200EGM”. Sau một thời gian hoạt động một vài thông số đã bị thay đổi nên cần phải tính toán lại cho đúng với giá trị thực tế tại thời điểm hiện tại để kết quả đạt được là tối ưu. Ngoài ra còn cần phải hiệu 44

chỉnh lại các thồng số khác đã giảm theo thời gian sử dùn như: giản đồ liều chiếu, kích thước chùm tia…..

Hiện nay, do yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn của các công trình dầu khí, nhà máy hoá lọc dầu, nhà máy điện, nhà máy điện nguyên tử,... đòi hỏi phải có các công nghệ kiểm tra có độ tin cậy cao, năng suất cao, thân thiện với môi trường và người sử dụng. Trở ngại chính của chụp ảnh bằng phóng xạ là sự nguy hiểm cho các nhân viên vận hành bị chiếu xạ có thể gây nguy hại cho các mô cơ thể. Do đó cần yêu cầu một sự vận hành chính xác và thái độ nghiêm túc cao trong quá trình làm việc. Đồng thời, phương pháp chụp ảnh phóng xạ vừa độc hại, vừa làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và ảnh hưởng không tốt đến môi trường do phải sử dụng các hoá chất xử lý phim và nguồn phóng xạ. Nên, xu hướng đầu tư hiện nay, người ta thường tập trung sử dụng các phương pháp NDT công nghệ cao hơn như phương pháp kiểm tra không phá hủy bằng siêu âm như : máy siêu âm bê tông, thiết bị kiểm trap da, thiết bị kiểm tra pit...


Bài viết khác cùng Box :