Hồ thủy sinh tự nhiên xuất hiện vô số các loại rêu tảo gây hại? Gia chủ lo lắng không biết đó là loại rêu tảo gì và cách xử lý ra sao? Bài viết ngay dưới đây sẽ cung cấp một số nội dung giúp bạn nhận biết và làm sạch rêu tảo đúng cách nhé!

Nước hồ cá thủy sinh bị xanh
Sau một thời gian đi vào hoạt động, bạn phát hiện nước hồ thủy sinh đổi sang màu xanh rêu. Hiện tượng đó xảy ra chính là do hồ bị dư ánh sáng. Dù là hồ thủy sinh mini hay hồ to lớn đều dễ gặp bị việc này.
Để giải quyết vấn đề đó các bạn hoàn toàn có thể sử dụng lọc có than hoạt tính hoặc là cát mịn… Hai vật liệu trên có công dụng giúp trừ bỏ tình trạng nước xanh rất nhanh. Hơn thế nữa, những loại tảo này còn là nguồn thức ăn lý tưởng cho các loại ấu trùng, tôm tép…

Hồ có nhiều cặn nâu
Thường thì nhiều loại cặn nâu thường hay bám vào lá cây thủy sinh và các món phụ kiện trong bể thủy sinh. Các loại cặn nâu thường tạo thành một lớp bề mặt nhầy nhìn cực kỳ mất thẩm mỹ.
Để tránh tình trạng này thì bạn nên bổ sung đủ ánh sáng cho bể thủy sinh. Khi đã nhìn thấy cặn nâu trong hồ thì chỉ cần chà rửa bề mặt là được.


Hồ cá xuất hiện cặn xanh
Cặn xanh vốn có 2 loại khác nhau. Đó chính là loại xù và loại lông.
Tảo xù thì chẳng đáng lo ngại lắm đâu! Một điểm dễ nhận dạng đó chính là loại tảo xù thường hay mọc ngắn, đơn sợi dài khoảng 2 – 3mm. Các bạn chỉ cần cho một vài loại cá cảnh thủy sinh ăn tảo vào là xong chuyện.
Tảo lông thì vất vả mệt mỏi hơn một chút. Đặc điểm của nó là có sợi dai, ước chừng dài 4mm, mọc dày như một mảng lông thú. Loại này cực khó để xử lý bằng giải pháp thông thường. Nếu như cần thiết bạn hãy tham khảo thêm một vài ý kiến của các chuyên gia hồ cá nhé!

Hồ cá xuất hiện tảo sợi
Hồ thủy sinh đẹp chỉ khi bạn giải quyết tất cả đống cặn và tảo làm hại xuất hiện trong bể cá. Thế nhưng việc đó không hề dễ phải không nào?
Bên cạnh việc dễ bị cặn bẩn, thiết kế hồ thủy sinh còn rất dễ bị nhiều tảo sợi “tấn công”. Các loại tảo sợi thường xuất hiện là bởi vì ở trong bể bị hiện tượng thừa hàm lượng sắt. Nhìn chung các loại tảo sợi rất dễ dàng bị giải quyết. Khi nhìn thấy tảo sợi, gia chủ chỉ cần dùng bàn chải đánh răng chà đi là sạch sẽ rồi.


Tảo sừng
Tên sao thì hình dáng như vậy! Tảo sừng có hình dáng giống như gạc nai thu nhỏ, nó có màu sắc xanh xám.
Tảo sừng vẫn thường hay bám nhiều trên bề mặt kính, lọc nước, thiết bị phụ kiện của hồ thủy sinh trong nhà. Rất khó để xử lý dứt điểm chúng bằng bằng biện pháp cơ học mà nó cần dùng đến các biện pháp hóa học.

Tảo chùm
Nhìn từ bên ngoài, rất nhiều bạn lầm tưởng tảo chùm có màu đen. Thế nhưng thực ra loại tảo này đều màu đỏ đấy!
Tảo chùm thường có bề ngoài giống như một túm lông dài chừng 2 – 3 mm. Một số các chùm tảo này thường bám trên các loại phụ kiện, thiết bị lọc nước và các cây lá rộng. Lúc thi công hồ thủy sinh, loại tảo này được xếp vào dạng sinh vật rất khó trị. Các bạn nhất định phải dùng hóa chất đặc trị để diệt tảo chùm hiệu quả.
Làm hồ thủy sinh quả thật rất khó để phòng chống tình trạng rêu tảo độc hại. Chỉ sơ ý dư một chút ánh sáng, đồ ăn thừa, khoáng chất trong nước… Đều dẫn đến tình trạng cặn xanh, rêu tảo.
Nếu bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm xử lý thì quả thật việc chăm sóc vận hành hồ đơn giản vô cùng. Trường hợp nếu như chưa có kinh nghiệm thì cần tìm chỗ thiết kế bể thủy sinh tốt nhất. Như thế, các bạn sẽ được chỉ dẫn rõ ràng từ bước làm hồ tới dùng hồ lâu dài. Tin rằng việc vệ sinh hồ thủy sinh sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.


Bài viết khác cùng Box :