Với sự bùng nổ công nghệ - thông tin trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp cần phải cải tiến các sản phẩm công nghệ của mình, đặc biệt là smartphone hay laptop được rất nhiều người sử dụng. Vì điều này, công nghệ IPS đã ra đời.
Vậy IPS là gì và chúng có tác dụng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về chúng.
Một số thông tin về IPS
IPS (viết tắt của cụm từ tiếng Anh In-plane Switching) là một công nghệ hình ảnh được áp dụng trên các màn hình LCD. Màn hình IPS được phát triển với mục đích khắc phục những nhược điểm cố hữu của công nghệ TN (twisted nematic field effect) vốn được áp dụng rộng rãi trên các màn hình LCD trong những năm 80 và nửa đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Những nhược điểm đó gồm góc nhìn hẹp và khả năng tái hiện màu sắc hạn chế. Có thể hiểu rằng, công nghệ IPS liên quan đến việc sắp xếp và chuyển đổi các định hướng của các phân tử tinh thể lỏng (LC) theo chiều ngang giữa những lớp kính nền, qua đó giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và cho ra màu sắc hiển thị tốt hơn.
Màn hình sử dụng công nghệ IPS bao gồm những thành phần đặc trưng của LCD, tuy vậy điểm khác biệt của màn hình này là các lớp tinh thể lỏng giờ đây được xếp theo hàng ngang (Đây là nguồn gốc của cụm từ "In Plane") song song với hai lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc. Sự thay đổi này làm giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và tái tạo màu sắc tốt.
Ưu nhược điểm của công nghệ IPS
Ưu điểm:

• Công nghệ IPS tạo ra độ sáng, độ tương phản cao, màu sắc sống động.
• Góc nhìn trên màn hình rộng, không bị biến đổi quá nhiều khi chuyển đổi các góc độ khác nhau.
• Không hiện sáng màn hình khi chạm vào.
Nhược điểm
• Khá tốn kém điện năng.
• Chi phí sản xuất tấm nền IPS đắt hơn so với loại khác.
• Màn hình có độ dày lớn hơn so với loại khác.
Ứng dụng của công nghệ IPS
Có thể nói rằng, với những tính năng vượt trội của mình, công nghệ IPS đã được ứng dụng rất nhiều trên các smartphone, laptop, TV, tablet,... Đã có rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới mua lại công nghệ này như Dell, Asus, Apple,...
Các nhà sản xuất rất trung thành với loại màn hình này phải kể đến đó là: LG, Apple, Sony, Nokia, Oppo,…
+ Các smartphone cao cấp hiện nay sử dụng tấm nền IPS điển hình như: iPhone 6, 6 Plus, LG G3, Oppo Find 7a, Sony Xperia Z3, Z3 compact, …
+ Các smartphone giá rẻ đang sử dụng màn hình IPS: Asus Zenfone 4 A450, Oppo Joy, Mobiistar Bean 412C, …
+ Các dòng máy tính bảng cao cấp sử dụng màn hình IPS: iPad Air 2, Lenovo Yoga Tablet 2 Pro,…
+ Các dòng máy tính bảng giá rẻ sử dụng màn hình IPS: Lenovo IdeaTab A7-50, Acer Iconia B1-730,…
Có thể thấy rằng, công nghệ IPS chính là trợ thủ đắc lực trong việc nâng cấp màn hình của các sản phẩm điện tử hiện nay. Những smartphone, laptop hay tablet,... đều trở nên độc đáo và thu hút người dùng hơn khi có sự hỗ trợ của IPS. Với mức độ phổ biến như hiện nay, chắc chắn rằng công nghệ IPS vẫn sẽ còn tồn tại và tiếp tục phát triển trong tương lai.

Tìm hiểu thêm về màn hình LED tại: https://manhinhquangcaolcd.com/


Bài viết khác cùng Box :