ĐÈN
Sự thật về các loại đèn pha ôtô hiện nay
Quý khách hàng thân mến, được ví như “đôi mắt” của vợ hai chúng ta, các loại đèn Halogen, Xenon, LED hay đèn Laser đều có điểm mạnh cũng như hạn chế nhất định, vì vậy khi muốn nâng cấp đèn ô tô, bạn nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn cho phù hợp. Chính vì nâng cấp hệ thống đèn pha chiếu sáng đang trở thành một trào lưu mới với những người sử dụng ôtô, và cũng bởi ngoài chức năng chiếu sáng hỗ trợ tầm quan sát cho người lái, đèn ôtô còn có vai trò “làm đẹp” tạo nên phong cách cho chiếc xe. Vậy nên bài viết này, Gia Lâm Auto Detailing - garage sửa chữa & bảo dưỡng ôtô chuẩn USA sẽ mang đến bạn cái nhìn tổng thể về tất tần tật các loại đèn pha ôtô hiện nay. Có thể lúc này bạn sẽ thấy chưa cần thiết vì đèn pha ôtô của bạn vẫn hoạt động tốt nhưng biết thêm một ít kiến thức (thực tế là kinh nghiệm đúc rút thiết thức) cũng đâu hại gì nhỉ?


Hiện tại, cuộc chạy đua về công nghệ đèn chiếu sáng giữa các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang mang đến cho người tiêu dùng rất nhiều lựa chọn khi muốn nâng cấp đèn pha ôtô. Trong đó, phổ biến nhất là công nghệ đèn Halogen, đèn Xenon, đèn LED và đèn pha Laser. Nhiều người sử dụng ô tô thường quan niệm, công nghệ đèn càng tối tân, càng đắt tiền thì hiệu quả mang càng cao. Tuy nhiên, thực tế loại đèn nào cũng có những thế mạnh và hạn chế. Chính vì vậy, người sử dụng ô tô cần nắm rõ các thông số, đặc điểm riêng của từng loại đèn để lựa chọn phù hợp khi muốn nâng cấp hệ thống đèn pha trên xe của mình.
1. Sự khác biệt là gì
Những điểm khác biệt chính của các loại đèn trên đó là màu sắc và cường độ ánh sáng:
+ Đèn LED có màu sắc ánh sáng vào khoảng 6.000 độ K trở lên, và có thể phát ra các tia sáng trắng hơn ánh sáng ban ngày.
+ Đèn xenon phát ánh sáng trong khoảng 4.500 độ K
+ Các đèn pha halogen chiếu ra các tia sáng màu vàng với nhiệt độ 3.200 độ K

Kinh nghiệm thực tế của Gia Lâm Auto Detailing cho thấy đèn pha LED và xenon cung cấp một vùng ánh sáng lớn trên đường. Trong khi đèn pha halogen chỉ cung cấp một vùng ánh sáng nhỏ màu vàng phía trước đầu xe. Đèn LED chiếu sáng tốt hơn các biển báo trong đêm, trong khi đèn xenon chiếu sáng tốt hơn khu vực hai bên ven đường. Điều này một phần là vì đèn xenon thường tạo ra nhiều ánh sáng nhiều hơn đèn LED (đo lường bằng lumen). Nếu bạn đang muốn ánh sáng cường độ cao, xenon có thể là lựa chọn tốt nhất. Ngoài các loại đèn pha ôtô trên, đèn laser mới xuất hiện gần đây và chỉ được trang bị trên một số rất ít siêu xe. Chúng ta đi vào cụ thể từng đèn trong các loại đèn pha ô tô trên có những ưu nhược điểm gì nhé.
2. Old but Gold - Đèn pha Halogen
Đèn Halogen là loại đèn phổ biến nhất trên các mẫu xe ô tô phổ thông hiện nay. Loại đèn này sử dụng dây tóc vonfram, được đốt đến 2.500 độ C để tạo ra ánh sáng. Ngoài ra trong bóng đèn còn được bổ sung thêm một số loại khí như argon, nitơ nhằm tăng hiệu quả chiếu sáng. Với nhiệt độ màu khoảng 3.500 độ K, đèn Halogen cho ánh sáng vàng.


Ưu điểm: Chi phí thấp mà tuổi thọ của bóng đèn lại cao (đúng theo kiểu rẻ mà bền). Tuổi thọ trung bình khoảng 1.000 giờ và có công suất khoảng 55 W dưới điều kiện chiếu sáng thông thường.

Nhược điểm: Đa số năng lượng bị biến thành nhiệt năng vô ích thay vì quang năng. Bóng đèn halogen, qua một thời gian sử dụng ở nhiệt độ cao khiến vonfram bốc hơi và đọng lại trên lớp thủy tinh gây thủng bóng đèn. Khi đó chức năng chiếu sáng của bóng đèn coi như không còn.Vì thế, với thời điểm hiện tại và trong tương lai, Halogen đang và sẽ được coi như loại bóng đèn hết thời trong các loại đèn pha ô tô.
3. Đèn Xenon - High Intensity Discharge
Bóng Xenon hay còn gọi là HID (High Intensity Discharge) là hệ thống ánh sáng cường độ cao. Ra đời từ năm 1991, nhưng những năm gần đây đèn Xenon mới được sử dụng phổ biến ở các dòng xe hạng trung. Cấu tạo của đèn gồm thấu kính làm từ thủy tinh thạch anh, có nhiệm vụ phân phối đều ánh sáng ra trước đầu xe. Phía sau thấu kính là bóng đèn chứa khí xenon sẽ phát sáng khi có dòng điện đi qua. Đèn Xenon tạo ra ánh sáng mạnh gấp 2 - 3 lần đèn Halogen, nhiệt độ màu từ 4.300 - 5.500 độ K cho ra ánh sáng trắng, gần với ánh sáng mặt trời. Vì vậy đèn Xenon có thể gây lóa mắt đối với các xe khác. Do đó một số nước có luật bắt buộc những xe trang bị đèn xenon phải đi kèm chức năng tự tắt pha khi có xe đối diện và rửa đèn tự động.


Ưu điểm: Đèn xenon cần một nguồn điện lớn để khởi động, nhưng sau đó cần rất ít điện năng để duy trì độ sáng ổn định. Đèn xenon chỉ cần công suất khoảng 35 W để hoạt động, và có tuổi thọ vào khoảng 2000 giờ.

Nhược điểm: Chi phí sản xuất cũng như bảo dưỡng đèn Xenon khá cao khi được cấu tạo từ nhiều bộ phận như thấu kính hội tụ, bóng xenon và ballast ổn định điện áp. Đây chính là lý do làm hạn chế sự xuất hiện của bóng Xenon trên nhiều dòng xe. Bên cạnh đó, đèn Xenon có thời gian phát sáng khá chậm, khi vừa bật đèn, ánh sáng sẽ có màu xanh, sau đó đèn mất khoảng 3 - 5 giây để chuyển sang màu trắng và đạt cường độ sáng cao nhất. Độ chói của loại đèn này cũng dễ cản trở xe đi ngược chiều.
4. Đèn LED - Light Emitting Diode
Led là đèn pha công nghệ mới được phát triển gần đây, thay vì phát sáng bằng khí như xenon hay sợi đốt của halogen, đèn pha Led phát sáng thông qua các diode nhỏ khi có dòng điện kích thích. Loại đèn pha này chỉ có một nguồn năng lương rất nhỏ nhưng có thể phát một lượng nhiệt đáng kể trên diode. Điều này gây rủi ro tiềm ẩn cho các chi tiết lắp ghép cạnh đó cũng như cáp kết nối. Đó là lý do tại sao đèn pha LED cần hệ thống làm mát giống như bộ tản nhiệt hoặc quạt để tránh hiện tượng tan chảy.


Ưu điểm: Loại ánh sáng của đèn pha LED là ánh sáng định hướng chứ không phải khuếch tán nên đây là loại đèn pha chất lượng tốt. Tuy rằng nói về cường độ sáng thì nó không bằng xenon. Một lợi điểm nữa là LED đạt độ sáng tối đa cực nhanh. Chỉ trong một vài phần triệu của giây. Đó là lí do vì sao LED rất thường được dùng cho đèn báo rẽ và đèn hậu. Chúng có thể giúp tăng thời gian phản ứng của những lái xe khác lên 30%. Một số nhà sản xuất cũng tuyên bố rằng tuổi thọ đèn LED của họ lên đến 15.000 giờ.

Nhược điểm: Tỏa nhiệt rất lớn dễ làm tăng nhiệt độ của chip bán dẫn ảnh hưởng đến các chi tiết lân cận. Vì vậy, đèn LED thường được chế tạo kèm theo hệ thống làm mát, khiến chi phí, giá thành bị đẩy lên cao.
5. Đèn Laser - siêu xe hẵng chơi
Đây là loại đèn hiện đại nhất và đắt đỏ bậc nhất hiện nay, cường độ ánh sáng của đèn Laser có khả năng chiếu xa lên đến 600m so với cự ly 300m của đèn LED, nhưng chỉ dùng hơn một nửa lượng điện tiêu thụ so với LED. Về cấu tạo, mặc dù được gọi là đèn Laser nhưng thực chất ánh sáng phát ra từ nó không phải là tia laser. Thay vào đó, tia laser sẽ chiếu vào thấu kính chứa khí phốt pho vàng, khí này sẽ phát ra luồng ánh sáng mang màu trắng xanh khi bị ánh sáng Laser kích thích.


Ưu điểm: Tiết kiệm năng lượng, nhỏ gọn nhưng có thể chiếu sáng gấp 1.000 lần so với đèn pha LED và cho phạm vi chiếu sáng gấp đôi.

Nhược điểm: Không có chế độ pha (high beam), vì vậy hệ thống đèn Laser cần được hỗ trợ thêm bởi đèn Bi-Xenon hoặc đèn LED, khi người lái có nhu cầu “nháy pha”. Bên cạnh đó, loại đèn này tỏa nhiệt rất lớn. Giá thành của đèn Laser khá đắt đỏ vì vậy chỉ có một số mẫu xe như BMW i8, Audi R8 LMX hay BMW 7 series… mới lắp đặt loại đèn này.

Vì vậy để độ đèn ôtô thì trong các loại đèn pha kể trên người ta thường dùng đèn XENON hoặc đèn LED. Để tăng độ sáng cho chiếc xe của bạn, bạn nên xem thêm các mẫu đèn XENON và đèn LED tại garage Gia Lâm Auto Detailing, đội ngũ kĩ thuật viên của chúng tôi sẽ tư vấn đến bạn loại đèn tốt nhất, thích hợp nhất với điều kiện kinh tế cũng như đặc thù của chiếc xe.
Gia Lâm Auto Detailing bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng - Chữ tín tạo niềm tin
- Fanpage: https://www.facebook.com/gialamauto
- Địa chỉ: Lô 5A48, Đường NA2, KDC Thới Hòa, P. Thới Hòa, TX. Bến Cát, Tỉnh Bình Dương (Khu vực Mỹ Phước 4 đối diện công nghiệp Mỹ Phước 3)
- Hotline: 091 112 22 32


Bài viết khác cùng Box :