Thủy đậu là căn bệnh phổ biến ở trẻ em đôi lúc xuất hiện ở người lớn, thời điểm bùng phát dịch thường vào mùa đông xuân khi thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện dịch lây lan phát triển. Mặc dù khoa học y tế phát triển nhưng không ít người vẫn điều trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. “Thủy đậu kiêng gì,thủy đậu kiêng gió, kiêng nước” đó liệu có còn là cách chữa bệnh hợp lý đúng khoa học không?

Ngày nay, khi bệnh nhân đi khám và điều trị bệnh bác sĩ đều tư vấn là bệnh nhân không phải kiêng gió, kiêng nước như các cụ xưa vẫn hay làm. Vậy bệnh nhân nên được chăm sóc như nào là tốt nhất.

>> Xem thêm: Thủy đậu ở người lớn

- Kiêng tắm: Các cụ vẫn hay truyền tai nhau khi mắc thủy đậu tuyệt đối không được tắm. Vì sao lại vậy? Thủy đậu sẽ nặng hơn nếu dịch thủy đậu chảy ra vùng da khác sẽ khiến các vùng da khác sẽ nổi mụn nước nhiều hơn khiến bệnh trở nên nặng nề. Trong khi ngày xưa y học chưa phát triển nên chưa nghĩ ra thuốc bôi ngoài da giúp ngăn ngừa nên mới nghĩ ra cách kiêng nước là để tránh mụn nước lây sang các vùng da khác. Ngày này, đã có thuốc bôi ngoài da giúp ngăn ngừa dịch lây sang vùng da khác nên bệnh nhân có thể tắm và vệ sinh cơ thể với nước ấm nhưng bệnh nhân cũng hết sức nhẹ nhàng để không làm vỡ mụn nước gây lây lan.

- Kiêng gió: Bệnh nhân khi nhiễm bệnh có thể lây truyền mọi người xung quanh qua gió thổi virus lây bệnh. Vì vậy kiêng gió ở đây là để tránh lây bệnh sang người khác. Người bệnh nên ở phòng riêng, thoáng khí và có ánh sáng đầy đủ, mặc quần áo thoáng mát thấm hút mồ hôi tốt. Kiêng gió ở đây theo xưa và nay là mục đích không làm lây lan bệnh cho người khác chứ không phải bệnh nhân kiêng gió để bệnh nhanh khỏi hơn.


Với sự giải thích về quan niệm kiêng nước và kiêng gió cho người thủy đậu ở trên hy vọng bệnh nhân sẽ có cái nhìn đúng về cách kiêng cữ khi bị bệnh thủy đậu.

Xem thêm: Thủy đậu tắm lá trầu không


Bài viết khác cùng Box :