PDA

Xem chế độ đầy đủ : Bạn có phải là một nhân viên quan trọng?



meotom
10-12-2013, 11:13 AM
(Dân trí) - Các sếp thường phân loại nhân viên dựa trên tầm quan trọng của mỗi người đối với công ty. Trong các đợt cắt giảm nhân sự, những nhân viên ít quan trọng hơn rất dễ mất việc.



http://dantri4.vcmedia.vn/DVDhXuovZ8m77cpT6Cx/Image/2013/10/00-17879.jpg
Ảnh minh họa


Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: “Mình có tầm quan trọng như thế nào ở công ty?” Sau đây là một số câu hỏi giúp bạn xác định được giá trị của bản thân ở nơi làm việc:

1. Bạn có đóng góp cho kết quả cuối cùng của công ty hay không?

Nếu bạn tạo ra doanh thu cho công ty, nhất là với mức doanh thu vượt kỳ vọng, thì có lẽ bạn sẽ khó có khả năng mất việc trong bất kỳ đợt sa thải nào. Dĩ nhiên, hầu hết mọi người đều không làm ở mảng bán hàng hay trực tiếp tạo ra doanh thu, nhưng vấn đề là ý tưởng và kết quả làm việc của bạn có giúp tạo ra doanh thu hay không? Bạn có phải là người biết giải quyết vấn đề, từ đó tiết kiệm tiền cho công ty hay không? Bạn có tạo ra được những hệ thống hay thực thi các chính sách giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của công ty? Nếu bạn không trực tiếp tạo ra doanh thu thì đây chính là những lĩnh vực giúp bạn xác định được tầm quan trọng của bản thân trong công ty.

2. Bạn có phải là một người dễ gần không?

Dễ gần hay không là do tính cách của bạn, nhưng đây có thể là một nhân tố để công ty quyết định sa thải bạn hay không trong trường hợp cắt giảm nhân sự. Biết hòa đồng với những người làm cùng hoặc có các kỹ năng mềm cũng có thể là yêu cầu đối với các ứng viên trong các đợt tuyển dụng. Không một nhà tuyển dụng nào lại không muốn tuyển những người có khả năng hòa đồng tốt với tập thể.

Đã bao giờ bạn tự hỏi có những người không giỏi việc lắm nhưng vẫn được giữ lại trong khi những người có năng lực tốt hơn lại nằm trong danh sách bị sa thải. Lý do có thể nằm ở việc nhân viên này có thái độ tốt, luôn thể hiện sự tích cực và không bao giờ gây rắc rối. Một điểm cộng khác cho anh/cô ấy là hòa đồng với đồng nghiệp và có quan hệ tốt với cấp trên.

3. Bạn có khéo tay không?

Sẽ chẳng có công ty nào muốn sa thải một nhân viên biết cách sửa chiếc máy in mỗi khi máy hỏng hoặc “cứu” chiếc máy photocopy mỗi khi thiết bị này có vấn đề. Những người biết giải quyết vấn đề luôn được coi trọng. Nếu bạn là người được tìm đến mỗi khi công ty có vấn đề, dù lớn dù nhỏ, bạn cũng có thể có được “tấm vé vàng” trong công việc.

4. Bạn có nhiều mối quan hệ không?

Đối với một số công việc, thì việc bạn có quan hệ rộng sẽ có ý nghĩa nhiều hơn đối với những công việc khác. Tuy nhiên, trong một môi trường làm việc ngày càng mang tính toàn cầu như hiện nay, khả năng bạn gặp gỡ và làm quen với nhiều người, có thể là những người khác biệt với bạn, sẽ đem đến cho bạn những điểm cộng giá trị trong công ty. Trong trường hợp công ty có sa thải, những người có quan hệ rộng rất có thể là những người giữ được công việc.

5. Mọi người trong công ty có biết việc bạn làm?

Trong các công ty, không hiếm những người giỏi nhưng ẩn mình. Những người như vậy thường đứng sau những công việc quan trọng và không mấy khi được khen ngợi. Họ làm tốt và có nhiều đóng góp nhưng không được nhiều người biết tới. Không may là, trong những đợt sa thải, những người như vậy lại không ở danh sách ưu tiên cao được giữ lại.

Nếu các kỹ năng và tinh thần làm việc của bạn xứng đáng được đánh giá cao, nhưng không ai biết những việc mà bạn làm, thì đã đến lúc bạn cần phải gây sự chú ý. Không cần phải “đao to búa lớn”, nhưng không phải là một ý tưởng tồi nếu bạn gửi thông tin lên cấp trên khi bạn giải quyết được một việc quan trọng nào đó.



Phương Anh
Theo AOL Jobs